Thói quen người tiêu dùng thay đổi
Giai đoạn tháng 2 đến tháng 4 là đỉnh điểm của sự ảnh hưởng dịch Covid-19 đến hoạt động kinh tế. Tuy nhiên qua đó, theo VECOM, thương mại điện tử vẫn có thể phát triển lạc quan:
Đại dịch đã gần như thay đổi thói quen, hành vi tiêu dùng. Nhiều khách hàng đã chuyển sang thói quen mua sắm trực tuyến.
Các doanh nghiệp trong lĩnh vực này gần như giữ nguyên đội ngũ nhân sự trong những tháng cao điểm của dịch. Hầu hết sẽ tăng nhân sự trong nửa năm còn lại. Doanh nghiệp đã nhìn thấy được cộng đồng mua sắm ngày càng đông hơn, tiềm năng thị trường ngày một lớn.

Giữ thói quen mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng
Tuy nhiên, không chỉ trong giai đoạn dịch, làm sao để có thể giữ được lượng khách hàng mua sắm trực tuyến thường xuyên hơn.

Theo Nielsen Việt Nam, đối với sản phẩm tiêu dùng nói chung, các chiến lược hiệu quả nhất giải tỏa các mối quan tâm của khách hàng về tính chính xác. Chiến lược kích hoạt hiệu quả nhất được trích dẫn bởi người mua hàng Việt Nam là việc hoàn tiền lại nếu sản phẩm không phù hợp với những gì đã được đặt hàng. Sáu mươi bốn phần trăm (64%) người mua hàng trực tuyến Việt Nam nói rằng chiến lược này chắc chắn sẽ khuyến khích họ mua sản phẩm tiêu dùng trực tuyến.

Các Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực TMĐT cần áp dụng chiến lược giải tỏa lo ngại về giá cả và thời gian giao hàng sẽ là chiến lược hiệu quả để khuyến khích khách hàng mua trực tuyến thường xuyên hơn. Hơn một nửa số người mua sắm trực tuyến nói thời gian giao hàng chính xác (xê dịch khoảng 30 phút) hoặc website cung cấp thời gian thực và tiến trình chi tiết về tình hình giao hàng sẽ khuyến khích họ mua trực tuyến ( với 58% và 57% tương ứng).

Thương mại điện tử phát triển sẽ kéo theo các nền tảng trung gian thanh toán phát triển:
Theo Credit Suisse, do hạ tầng thanh toán lạc hậu và một số nguyên nhân khác, tới đầu năm 2019 tại Việt Nam tỷ lệ thanh toán sử dụng tiền mặt trong các giao dịch tiêu dùng lên tới 84%. Đây là tỷ lệ cao nhất trong khu vực. Tỷ lệ này của Trung Quốc là 36%, Thái Lan là 66% và ASEAN-6 là 73%. Tổ chức này nhận định Việt Nam có thương mại điện tử phát triển nhanh nên tới năm 2023 thanh toán điện tử có thể tăng lên sáu lần, đạt 16 tỷ USD và chiếm 8% tổng số giao dịch thanh toán, đồng thời tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt sẽ tăng từ 16% năm 2019 lên 23%. Cho tới đầu năm 2020 có gần 30 nền tảng trung gian thanh toán trực tuyến hoạt động ở Việt Nam. Cuộc chơi về lĩnh vực thanh toán trực tuyến vẫn còn nhiều tiềm năng và sẽ còn phát triển mạnh trong vài năm tới.

Nguồn: VECOM, Nielsen, Credit Suisse, the Leader

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *